Cách lắp đặt sàn gỗ công nghiệp đúng yêu cầu kỹ thuật
Sàn gạch, sàn đá đang dần được thay thế các loại các loại sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp. Nó đang làm cho sàn gỗ dần trở nên phổ biến hơn trong các ngôi nhà, các dự án chung cư, biệt thự, các khu trung tâm thương mại,... Chất lượng, kiểu dáng, đặc tính ưu điểm của sàn gỗ chính là lý do sàn gỗ được lắp đặt thi công nhiều hơn.
Để có được mặt sàn gỗ đẹp, đảm bảo thường các chủ nhà sẽ thuê thợ chuyên thi công lắp đặt sàn gỗ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều chủ nhà muốn tự mình lắp đặt sàn gỗ hoặc hiểu biết về quy trình lắp đặt sàn gỗ để theo dõi quá trình lắp đặt của những người thợ đã đúng chưa?
Bước cần chuẩn bị trước khi tiến hành lắp đặt sàn gỗ
Một quy trình lắp đặt được cần đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, cũng như chất lượng. Nếu bạn thuê thợ lắp hay không muốn thuê thợ lắp đặt sàn gỗ, bạn đều cần chuẩn bị đầu đủ các công cụ, dụng cụ, vật liệu cần thiết giúp lắp đặt sàn gỗ tốt nhất.
- Bạn cần đo đạc và xác định diện tích phòng, diện tích và số lượng m2 sàn gỗ cần lát.
- Lên kế hoạch mua sàn gỗ (nên mua nhiều hơn 10% vật liệu so với mức cần thiết, tránh các hao hụt trong quá trình lắp đặt)
- Tính toán các chi phí thi công, chi phí mua các nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết
- Xác định danh sách các vật liệu, dụng cụ cần mua
- Xem xét, lựa chọn các đơn vị dịch vụ cung cấp sàn gỗ, đơn vị thi công.
Một ngôi nhà có mẫu sàn đẹp, chất lượng nó không chỉ được quyết định bởi chất lượng sàn, mẫu mã, màu sắc sàn gỗ. Nó còn được quyết định bởi chất lượng thi công lắp đặt. Giai đoạn thi công lắp đặt sàn gỗ là một nhân tố quan trọng quyết định tới chất lượng sàn gỗ trong quá trình sử dụng.
Các nguyên vật liệu cần thiết
Lắp đặt sàn gỗ, nguyên liệu chính là sàn gỗ công nghiệp. Và nguyên vật liệu quan trọng phải có cho quá trình lắp sàn công nghiệp là:
- Sàn gỗ
- Lớp lót sàn – Xốp lót
- Phào chân tường, nẹp
Sau đó, bạn cần chuẩn bị các công cụ gồm:
- Thước dây, thanh kéo, miếng đệm, cây búa cao su, dao tiện ích, dao Putty rộng, cưa, chổi, ...
Đặc biệt, việc lắp đặt sàn gỗ cần chú trọng tới thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp nó sẽ giúp việc lắp sàn đặt hiệu quả tốt nhất, tránh các trường hợp nền quá ẩm, hay hiện tượng sàn bị co hay giãn nở do nhiệt độ.
Các bước lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
Quá trình lắp đặt sàn gỗ công nghiệp được diễn ra, nhưng trước đó, bạn cần chuẩn bị lớp sàn và loại bỏ bỏ lớp sà cũ (nếu có). Nếu có lớp sàn cũ, bạn sẽ phải bóc lên và để lộ lớp nền đá đầu tiên. Sau đó, cần quét và dọn sạch bụi bẩn, các mảnh vụn ở trên nền. Sau quá trình này, quy trình lắp đặt sàn sẽ được tiến hành với các bước sau:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra bề mặt sàn nhà về độ phẳng, độ cứng, cả độ ẩm trước khi tiến hành thi công lắp đặt sàn gỗ.
Đây là một bước quan trọng, nó giúp cho việc lắp đặt, thi công diễn ra dễ dàng đặt hiệu quả cao. Đồng thời nó là yếu tố quyết định tới chất lượng sàn gỗ bền đẹp trong quá trình sử dụng.
Bước 2: Tiến hành trải một lớp lót (lớp xốp) lên sàn trước khi lắp sàn gỗ.
Tiêu chuẩn cho việc lắp sàn gỗ công nghiệp, yêu cầu lớp lót có độ dày từ 2mm - 3mm. Lớp lót được trải đều toàn bộ căn phòng, và chúng được nối với nhau bằng cách cho nép lớp này đè lên nép lớp kia. Lớp lót sàn có tác dụng mang lại độ êm ái cho sự di chuyển của người dùng, đồng thời hút ẩm và đảm bảo độ ẩm tốt nhất cho sàn gỗ. Không làm cho các yếu tố ẩm ướt từ thời tiết ảnh hưởng tới chất lượng sàn gỗ.
Bước 3: Bắt đầu lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp dễ lắp bởi thiết kế hèm khóa thông minh (Sàn gỗ công nghiệp Thụy Sỹ Swiss Krono với thiết kế hèm khóa âm dương) không cần sử dụng keo dán chỉ cần độ khớp hèm khóa với nhau là được. Các tấm sàn được lắp đặt với nhau đáp ứng theo yêu cầu, phòng cách của chủ nhà.
Lưu ý trong quá trình lắp sàn gỗ
Sàn gỗ sẽ được lắp đặt từ phía góc của căn phòng, nối tiếp liền nhau từ trong ra ngoài. Bạn nên chú ý lắp sàn gỗ theo chiều của ánh sáng rọi vào phòng và song song với tường, nó giúp nổi bật các họa tiết của sàn gỗ, những lớp vân gỗ nằm sau lớp bảo vệ mặt sàn (overlay).
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý khoảng cách giữa chân tường với mép sàn. Khoảng cách đảm bảo là 10m, khoảng cách tiêu chuẩn đảm bảo cho sự co giãn của mặt sàn trong quá trình sử dụng.
Nên chọn lựa loại sàn gỗ đúng mục đích sử dụng. Chú ý với các phòng nhỏ, thiếu ánh sáng tự nhiên bạn không nên chọn các màu gỗ tối và quá nhiều họa tiết vân gỗ. Nên sử dụng sàn có mày sáng, ít vân.
Đảm bảo thi công, lắp đặt sàn gỗ sẽ thực hiện ở khâu cuối của quá trình hoàn thiện nội thất. Nó tránh các trường hợp hnay các hoạt động làm hư hại tới sàn gỗ.
Trên đây là các bước cơ bản và những lưu ý cần thiết cho quá trình lắp đặt sàn gỗ công nghiệp. Hy vọng bài viết này, mang tới cho bạn các thông tin bổ ích và cần thiết về quá trình lắp đặt sàn gỗ công nghiệp. Chúc bạn có một không gian sang trọng, hiện đại và thật ấm áp với sàn công nghiệp.
Bài viết khác
Nên chọn cửa nhựa lõi thép uPVC hay cửa nhôm kính Xingfa
07-07-2021 10:26
Cửa đi xếp trượt nhôm Xingfa - cửa nhôm kính
05-07-2021 09:53
10+ Mẫu cửa nhôm Xingfa 1 cánh được ưa chuộng lựa chọn sử dụng
02-07-2021 04:30
Mẫu cửa nhôm kính Việt Pháp vân gỗ đẹp, sang trọng, giá tốt
01-07-2021 04:30
15+ Mẫu cửa nhôm Xingfa 2 cánh thiết kế đẹp, sang trọng
01-07-2021 03:21
Các hệ nhôm Xingfa? Hệ nào được sử dụng nhiều nhất?
28-06-2021 02:49